Khám tim mạch và đo ECG cho sản phụ

Đăng bởi Admin vào lúc 13:07 - 16/10/2020

1. Điện tim là gì? Thế nào là đo điện tim?
Điện tim
- Điện tim là một thử nghiệm không xâm lấn, không gây đau đớn giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán được những vấn đề bất thường của tim.  Trong y học, người ta thường sử dụng máy điện tim để phát hiện các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, chẩn đoán một số thay đổi, rối loạn về tim nói chung.
- Điện tâm đồ là những xung điện do tế bào cơ tim phát ra và đường biểu diễn những hoạt động này.

Đo điện tim
Đo điện tim cũng còn được gọi là đo điện tâm đồ (tên viết tắt là EKG hoặc ECG). Đo điện tim là một khảo sát cơ bản giúp ghi lại những hoạt động điện học của cơ tim.

Theo đó, cùng với mỗi nhịp đập của tim, các tín hiệu điện sẽ di chuyển và lan truyền từ đỉnh đến đáy tim, quy định tần số đập của tim. Quá trình di chuyển làm co tim và bơm máy đi và tiến trình này sẽ lập lại theo mỗi nhịp đập của tim.

2. Vì sao cần đo điện tim?
Thực tế cho thấy, hiện nay tình trạng tử vong và bệnh tật liên qua đến bệnh tim mạch đã trở nên phổ biến. Các cơn đau tim hay đột quỵ vẫn diễn ra khiến con người cảm thấy lo lắng nhiều. Chính vì thế, việc theo dõi các triệu chứng, tín hiệu liên quan đến các bệnh tim mạch ( nhịp tim, dạng sóng, …) và phòng bệnh luôn được mọi người đặt lên hàng đầu.

Việc đo điện tim hay đo điện tâm đồ sẽ giúp phát hiện ra các rối loạn dẫn truyền trong tim; phát hiện ra các trường hợp thiếu máu cơ tim cụ thể là những cơ địa bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp, tiều đường nhưng không có triệu chứng đau ngực; phát hiện các trường hợp cấp tính  (nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim cấp…) gây ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

3. Khi nào bạn cần đo điện tim?
Tại Việt Nam, bệnh tim mạch thường xảy ra ở lứa tuổi từ 25 – 35 tuổi. Những bệnh van tim hậu thấp như hẹp, hở van 2 lá, hở van động mạch chủ, tim bẩm sinh… Huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương trên 90mmHg được xem là cao bất kể tuổi tác và giới tính.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh tim mạch thường gặp thường do các nguyên nhân chính như:

  • Do di truyền
  • Chế độ ăn uống không hợp lý
  • Điều kiện sống, sinh hoạt…

Vì thế, để chẩn đoán được một số biều hiện chứng tỏ bị đau tim thì chúng ta cần lưu ý đến các triệu chứng thường gặp là mệt, khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm, đau ngực, hồi hộp, tím tái, ngất, đau ngực sau xương ức, khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm, phù, ho ra máu… cần sớm thăm khám và chẩn đoán để đưa ra cách phòng và trị bệnh hiệu quả.